Thực trạng giáo dục Việt Nam được toàn xã hội quan tâm, nhiều nhà khoa học giáo dục, nhà giáo lảo thành có những phân tích nhận định với nhiều góc nhìn khác nhau. Hầu như nhiều người đều nhìn nhận giáo dục Việt Nam chưa ngang tầm với một nền văn hóa ngàn năm, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập toàn cầu. Có nhiều nguyên nhân chi phối, trong bài viết nầy tôi chỉ xin có vài ý kiến về một nguyên nhân đó là "bệnh thành tích".
Bệnh thành tích đã xuất hiện từ nhiều năm, chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác nguồn gốc của nó, nó đã để lại di chứng quá nặng nề cho giáo dục mà các năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chống, nhưng thực tế là chưa khắc phục được và có lẻ còn rất lâu dài nếu như không có sự thay đổi căn bản từ trong nhân cách của mỗi một nhà giáo và thể chế giáo dục, trong đó nhân cách của nhà giáo là quyết định.
Nhà giáo trong bài nầy xin hiểu là nhà giáo trực tiếp giảng dạy và nhà giáo làm quản lý lãnh đạo, họ có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ họ thiếu rất nhiều điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Nhà nước và xã hội đặt ra, khả năng có giới hạn, phải chạy lo đối phó với cuộc sống trong nền kinh tế thị trường...Để đối phó với áp lực và sự tồn tại của bản thân nhà giáo phải cam lòng "chạy theo thành tích"! Hiện nay nếu đối diện với lương tâm thì có nhà giáo nào dám nói là mình không "chạy theo thành tích"? Nhưng đối với xã hội, đời thường thì nhà giáo nào cũng khẳng định là mình đã "hai không". Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi tú tài cũng chưa thoát khỏi bệnh thành tích, cụ thể là vì sợ tỉ lệ học sinh đậu tú tài thấp mà có giới hạn thi, hướng dẫn ôn tập...Bộ đề thi có phải là công cụ đo chính xác trình độ tú tài của Việt Nam trong tương quan với quốc tế chưa? Tại sao đến giờ nầy mà chưa thi hết tất cả các môn học ở lớp 12? Còn nhiều minh chứng khác từ các trường học các cơ quan quản lý giáo dục cho thấy là giáo dục Việt Nam đến hôm nay là chưa thoát khỏi bệnh thành tích (nếu viết ra thì phải có rất nhiều trang, nhiều tập). Đánh giá không đúng trình độ người học, học kém mà vẫn cho đậu, nhà giáo đã "tự lừa dối mình và lừa dối xã hội" hậu quả là hiện nay có rất nhiều người có bằng cấp, học vị cao nhưng thực tế thì kiến thức "rổng", kỹ năng "tồi" nằm trong các cơ quan tổ chức gây biết bao tai họa cho dân tộc và đất nước nầy, sâu xa là do nhà giáo đã bắt cầu cho họ góp phần hại dân làm nghèo đất nước. Chừng nào mọi nhà giáo đều trung thực, can đảm dám đánh giá đúng thực chất người học thì may ra thế hệ sau vài mươi năm nữa thì mới có nguồn nhân lực thật sự có chất lượng, việc nầy không phải là đơn giản chỉ hô hào, phương châm, khẩu hiệu.
Quản lý đương nhiên phải có chỉ tiêu kế hoạch, đưa ra chỉ tiêu quá cao, không phù hợp với thực tế là "nối giáo" cho bệnh thành tích. Thời gian trước năm 1975 ở miền Nam thi tú tài tất cả các môn học ở lớp 12 và tỉ lệ tốt nghiệp thường dưới 20% có thể tương đối phù hợp với trình độ người học. Phải can đảm nhìn vào chất lượng thật của người học hiện nay, bỏ qua chỉ tiêu thành tích hảo, kiểu "con hát mẹ khen hay", thì Giáo dục Việt Nam mới có sinh khí, phát triển lành mạnh. Đồng thời phải giải quyết biết bao di chứng lâu dài của "bệnh thành tích" để lại, đó là tình trạng "vàng thau lẫn lộn" của những người có bằng cấp. Chúng ta có đủ khả năng và dám làm như Nga đã làm trong thời gian trước đây không? Nga đã tổ chức kiểm tra lại toàn bộ những người có bằng cấp đang làm việc trong toàn hệ thống xã hội. Nga đã làm và phát hiện ra những bác sỹ làm phó Giám đốc bệnh viện mà bị cấm hành nghề Y, hàng loạt người phải học lấy bằng cấp lại...
Bệnh thành tích đã gây biết bao nguy hại cho dân tộc và đất nước nầy, cho đến hôm nay vẫn chưa khắc phục được và để lại nhiều hậu quả lâu dài. Khắc phục nó đòi hỏi Lãnh đạo từ trung ương đến địa phương phải can đảm chấp nhận sự thật và làm lại từ đầu, mà căn cơ vẫn là nhân cách của nhà giáo. Sự phát triển của đất nước rất cần nhiều nhà giáo "thà chết đứng hơn sống quỳ", không chấp nhận an phận cho bản thân, thực hiện thiên chức của nhà giáo là "lương sư hưng quốc".
Bệnh thành tích đã xuất hiện từ nhiều năm, chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác nguồn gốc của nó, nó đã để lại di chứng quá nặng nề cho giáo dục mà các năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chống, nhưng thực tế là chưa khắc phục được và có lẻ còn rất lâu dài nếu như không có sự thay đổi căn bản từ trong nhân cách của mỗi một nhà giáo và thể chế giáo dục, trong đó nhân cách của nhà giáo là quyết định.
Nhà giáo trong bài nầy xin hiểu là nhà giáo trực tiếp giảng dạy và nhà giáo làm quản lý lãnh đạo, họ có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ họ thiếu rất nhiều điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Nhà nước và xã hội đặt ra, khả năng có giới hạn, phải chạy lo đối phó với cuộc sống trong nền kinh tế thị trường...Để đối phó với áp lực và sự tồn tại của bản thân nhà giáo phải cam lòng "chạy theo thành tích"! Hiện nay nếu đối diện với lương tâm thì có nhà giáo nào dám nói là mình không "chạy theo thành tích"? Nhưng đối với xã hội, đời thường thì nhà giáo nào cũng khẳng định là mình đã "hai không". Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi tú tài cũng chưa thoát khỏi bệnh thành tích, cụ thể là vì sợ tỉ lệ học sinh đậu tú tài thấp mà có giới hạn thi, hướng dẫn ôn tập...Bộ đề thi có phải là công cụ đo chính xác trình độ tú tài của Việt Nam trong tương quan với quốc tế chưa? Tại sao đến giờ nầy mà chưa thi hết tất cả các môn học ở lớp 12? Còn nhiều minh chứng khác từ các trường học các cơ quan quản lý giáo dục cho thấy là giáo dục Việt Nam đến hôm nay là chưa thoát khỏi bệnh thành tích (nếu viết ra thì phải có rất nhiều trang, nhiều tập). Đánh giá không đúng trình độ người học, học kém mà vẫn cho đậu, nhà giáo đã "tự lừa dối mình và lừa dối xã hội" hậu quả là hiện nay có rất nhiều người có bằng cấp, học vị cao nhưng thực tế thì kiến thức "rổng", kỹ năng "tồi" nằm trong các cơ quan tổ chức gây biết bao tai họa cho dân tộc và đất nước nầy, sâu xa là do nhà giáo đã bắt cầu cho họ góp phần hại dân làm nghèo đất nước. Chừng nào mọi nhà giáo đều trung thực, can đảm dám đánh giá đúng thực chất người học thì may ra thế hệ sau vài mươi năm nữa thì mới có nguồn nhân lực thật sự có chất lượng, việc nầy không phải là đơn giản chỉ hô hào, phương châm, khẩu hiệu.
Quản lý đương nhiên phải có chỉ tiêu kế hoạch, đưa ra chỉ tiêu quá cao, không phù hợp với thực tế là "nối giáo" cho bệnh thành tích. Thời gian trước năm 1975 ở miền Nam thi tú tài tất cả các môn học ở lớp 12 và tỉ lệ tốt nghiệp thường dưới 20% có thể tương đối phù hợp với trình độ người học. Phải can đảm nhìn vào chất lượng thật của người học hiện nay, bỏ qua chỉ tiêu thành tích hảo, kiểu "con hát mẹ khen hay", thì Giáo dục Việt Nam mới có sinh khí, phát triển lành mạnh. Đồng thời phải giải quyết biết bao di chứng lâu dài của "bệnh thành tích" để lại, đó là tình trạng "vàng thau lẫn lộn" của những người có bằng cấp. Chúng ta có đủ khả năng và dám làm như Nga đã làm trong thời gian trước đây không? Nga đã tổ chức kiểm tra lại toàn bộ những người có bằng cấp đang làm việc trong toàn hệ thống xã hội. Nga đã làm và phát hiện ra những bác sỹ làm phó Giám đốc bệnh viện mà bị cấm hành nghề Y, hàng loạt người phải học lấy bằng cấp lại...
Bệnh thành tích đã gây biết bao nguy hại cho dân tộc và đất nước nầy, cho đến hôm nay vẫn chưa khắc phục được và để lại nhiều hậu quả lâu dài. Khắc phục nó đòi hỏi Lãnh đạo từ trung ương đến địa phương phải can đảm chấp nhận sự thật và làm lại từ đầu, mà căn cơ vẫn là nhân cách của nhà giáo. Sự phát triển của đất nước rất cần nhiều nhà giáo "thà chết đứng hơn sống quỳ", không chấp nhận an phận cho bản thân, thực hiện thiên chức của nhà giáo là "lương sư hưng quốc".